Những câu chuyện khởi nghiệp thành công của các startup trẻ

 Để khởi nghiệp thành công, mang lại những giá trị cho cuộc sống, không nhất thiết bạn phải khởi nghiệp bằng những ý tưởng quá lớn lao. Mà phải dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội. Hãy tham khảo những câu chuyện khởi nghiệp thành công sau đây để hiểu rõ hơn về điều đó.

1. Câu chuyện khởi nghiệp thành công của Startup làm tay chân giả giá rẻ đoạt quán quân Blue Venture Award

Việt Nam hiện có khoảng 8 triệu người khuyết tật. Từ 5 tuổi trở lên và 40% trong số họ là thất nghiệp. Việc người khuyết tật bị hạn chế lao động khiến cuộc sống của họ và gia đình gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, chúng ta có nhiều công nghệ và những kỹ sư giỏi. Nhưng lại thiếu dự án giúp những người khuyết tật lấy lại khả năng lao động.

Với suy nghĩ đó, Trịnh Khánh Hạ cùng các cộng sự tại doanh nghiệp Vulcan Augmetics đã phát triển dự án nghiên cứu và sản xuất các module chân tay giả giá rẻ. Giúp tái sinh cuộc sống của người khuyết tật. Sản phẩm này được gắn các cảm biến giúp những người khuyết tật có thể thực hiện các thao tác cầm nắm. Người dùng có thể thành thạo các thao tác trong vòng 2 tuần.

Khánh Hạ cho biết để dễ dàng nhân rộng và giảm giá thành sản phẩm họ đã sử dụng công nghệ in 3D. Giá của sản phẩm hiện chỉ bằng 1/5 các sản phẩm có chức năng tương tự trên thị trường.

Dự án này đã đạt giải nhất cuộc thi Doanh nhân cộng đồng – Blue Venture Award tổ chức tại Việt Nam.

Chia sẻ sau khi giành chiến thắng. Cô nàng cho biết: “Hiện tại sản phẩm này đang trong giai đoạn cuối hoàn thiện sản phẩm. Chiến thắng này giúp mình lan rộng thông tin dự án đến nhiều người, nhiều nhà đầu tư để thu hút vốn. Từ đó, mình có thể nhanh chóng hoàn thiện dây chuyền sản xuất và phân phối sản phẩm tới thị trường để có thể giúp những khuyết tật tìm lại khả năng lao động”.

Click xem ngay: Cách kiếm 200 triệu 1 tháng bạn có tin không?

2. Câu chuyện thành công của 8X với mô hình nhà vườn, lãi 20 triệu/tháng

Nhân vật chính trong câu chuyện này là anh Trần Mạnh Thắng – người mang về những loài lan rừng quý hiếm. Từ “trồng cho vui” thì giờ đây anh Thắng đã có cả 1 vườn lan. Kinh doanh các loại lan với thu nhập 15-20 triệu/ tháng.

Từ “chơi” cho vui

Gần 10 năm học nghề và gắn bó với công việc sửa chữa thiết bị điện tử. Nhưng anh Trần Mạnh Thắng (xóm Dốc Mới 1, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) luôn có niềm đam mê mãnh liệt với những nhánh lan rừng. Sân nhà treo những giỏ lan rừng luôn là nơi mà anh yêu thích. Và dành vào đó rất nhiều sự nâng niu, tỉ mẩn chăm sóc.

Chính từ niềm đam mê đặc biệt đó, năm 2013 anh Thắng đã bỏ công việc sửa chữa để tập trung chủ yếu vào sưu tầm các loại lan. Ấp ủ xây dựng một nhà vườn đa dạng các loại hoa lan. Phục vụ người chơi lan không chỉ trong tỉnh mà trên toàn đất nước.

♦ Đọc tiếp: Khởi nghiệp với 200 triệu thu tiền tỷ mỗi năm bạn tin không? 

Trần Mạnh Thắng- chủ sở hữu nhà vườn trồng hoa lan
Trần Mạnh Thắng- chủ sở hữu nhà vườn trồng hoa lan

Đến câu chuyện khởi nghiệp mở nhà vườn thành công

Qua quá trình tìm hiểu và học hỏi anh Thắng đã rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Anh cho biết, điều quan trọng nhất khi thực hiện mô hình này là phải tìm hiểu cặn kẽ môi trường sống của từng loại lan. Mỗi loài lan có đặc tính khác nhau. Thích nghi được với nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Vì vậy trước khi lấy một loại lan trên rừng về để chăm sóc phải tìm hiểu kĩ các đặc tính của nó. Nếu không cây sẽ lụi dần và chết hết.

Hiện nay, anh Thắng đã sở hữu cho mình 2 vườn lan với tổng diện tích 2.200m2. Với trên dưới 6.000 giỏ lan của hơn 50 loài lan khác nhau. Trong đó có nhiều loài lan rừng quý hiếm như Nghinh Xuân, Phi Điệp…

Toàn bộ diện tích vườn lan được phủ màn lưới che chắn cẩn thận. Từ những loài lan bông nhỏ đến lan bông to. Phong lan, địa lan anh đều sưu tầm và “thuần hóa” chúng trong vườn nhà.

Hiện tại, ngoài việc sưu tầm, trồng và chăm sóc các loại lan. Anh còn kinh doanh thêm các mặt hàng như thuốc, phân bón, vật tư hỗ trợ việc trồng lan. Đồng thời mở rộng kinh doanh buôn bán cả gỗ lũa và lan công nghiệp. Nhờ đó mà mỗi tháng sau khi trừ chi phí anh vẫn bỏ túi 15-20 triệu đồng.

Bạn có biết: Nếu kinh doanh online trên Facebook khó khăn, hãy dùng ngay phần mềm quản lý fanpage miễn phí.

Khởi nghiệp thành công với nhà vườn trồng lan rừng
Khởi nghiệp thành công với nhà vườn trồng lan rừng

3. Câu chuyện khởi nghiệp thành công của 9X từ việc trồng atiso, thu nhập 300 triệu/năm

Năm 2018, sau khi tốt nghiệp đại học và có 3 năm bươn trải ở Tp.HCM. Anh Trần Minh Tuấn đã trở về Đà Lạt cùng bố mẹ làm nông nghiệp. Vì đã có ít nhiều kinh nghiệm làm vườn phụ giúp bố mẹ trong những năm học cấp 3. Nên khi anh trở về đã được bố mẹ giao cho 4000m2 đất để tự canh tác.

Anh chia sẻ: “Mặc dù được giao đất riêng nhưng tôi vẫn trồng loại cây atiso mà bố mẹ đã canh tác hơn 10 năm nay. Bởi loại cây này có giá trị sử dụng rất lớn người trồng có thể thu hoạch toàn bộ hoa, lá, thân và rễ của chúng”.

Hơn nữa, đây là loại cây được ưa dùng của các nhà hàng cũng như người dân, du khách khi đến với Đà Lạt. Vì vậy atiso của gia đình anh Tuấn luôn đắt hàng.

Đặc biệt, với sự tìm tòi và học hỏi của mình. Anh Tuấn đã sử dụng loại thuốc sinh học tự chế để diệt trừ sâu và nấm bệnh trên cây atiso. Loại thuốc này được anh chế biến từ tỏi, gừng, ớt và rượu.

Bằng biện pháp trồng gối đầu liên tục atiso. trung bình mỗi năm sau khi trừ chi phí lợi nhuận mà anh thu vào khoảng 300 triệu đồng.

Đừng bỏ qua: Những lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng tác động đến 80% thành công của nhà kinh doanh.

Câu chuyện thành công với mô hình trồng Atiso ở Đà Lạt
Câu chuyện thành công với mô hình trồng Atiso ở Đà Lạt

Trên đây là một vài những câu chuyện khởi nghiệp thành công. hy vọng nó có thể giúp các bạn có thêm động lực, niềm tin để bắt đầu ý tưởng khởi nghiệp riêng của bản thân mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

100 triệu xây nhà gì

Ứng dụng kiếm tiền là hoàn toàn có thể bắt đầu

100 triệu kinh doanh gi